Tổng quan về hàng ghép container (LCL) chuẩn nhất

Tổng quan về hàng ghép container (LCL) chuẩn nhất

Vận tải đường biển là phương thức giao nhận phổ biến và đóng vai trò gần như quan trọng nhất, góp phần thúc đẩythương mại quốc tế. Trong đó, vận chuyển đường biển LCL là giải pháp được nhiều chủ hàng lựa chọn bởi tính linh hoạt về số lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toan trong chặng đường vận chuyển. Vậy vận chuyển đường biển hàng ghép container-LCL là gì? Những lưu ý khi khai thác và sử dụng dịch vụ gom hàng LCL? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Đại lý XNK.

Hàng lẻ (LCL) chiếm vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế
Khai thác container gom hàng lẻ-LCL

Các khái niệm cơ bản về hàng LCL

Khi lựa chọn LCL là phương thức vận chuyển hàng hóa, các chủ hàng (đôi khi là các đơn vị forwarding) có thể thấy một số khái niệm sau khá mới mẻ:

Hàng LCL- Less than Container Load: Cụm từ này là mô tả cách thức vận chuyển đường biển ghép chung nhiều chủ hàng khác nhau vào cùng một container. Phương thức này đặc biệt phù hợp khi các chủ hàng không có đủ lượng hàng hóa để đóng nguyên một container

Master consolidator: là công ty cung cấp dịch vụ LCL. Họ sẽ đứng ra gom nhiều lo hàng lẻ, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một hoặc nhiều container. Cuối cùng sẽ sắp xếp vận chuyển từ tới cảng đích an toàn, nhanh nhất

Co-loader: là cụm từ chỉ một bên gom hàng nhưng thực tế không đủ hàng để đóng một container, chuyển hàng của mình cho bên khác đứng ra đóng hàng, bên chuyển hàng được gọi là co-loader ( hành động chuyển hàng gọi là co-load)

CFS (Container Freight Station): đây là nơi tập kết hàng hóa và đóng hàng lên container. CFS thường là kho và có sự giám sát của cơ quan hải quan.

Khi làm hàng LCL thường gặp những loại chi phí nào?

Khi gửi hàng hóa bằng đường biển qua hình thức LCL, sẽ gặp một số loại phí sau:

O/F ( Ocean Freight): là cước biển từ cảng đi đến cảng đích

EBS (Emergency Bunker Surcharge): là phụ phí xăng dầu, thường được cộng vào cước biển cho các tuyến hàng từ Việt Nam đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Có một lưu ý là phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển (Surcharge), phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge

PSS (Peak Season Surcharge): Là phụ phí mùa cao điểm, phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng 8 đến tháng 10. Thời điểm này, nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang thị trường châu Âu và Mỹ tăng mạnh

BAF (Bunker Adjustment Factor): Đây tiếp tục là một loại phụ phí khác (surcharge) mà hãng tàu thu từ chủ hàng nhằm bù vào khoản chi phí phát sinh do giá nhiên liệu biến động

D/O fee (Delivery Order fee): Được gọi là phí phát lệnh giao hàng. D/O là chứng từ mà nhà chuyên chở (hãng tàu hay master consol) cấp cho chủ hàng để có thể ra cảng hoặc kho CFS để lấy hàng. Đây là chứng từ bắt buộc, phải được trình cho hải quan trước khi lấy hàng

THC (Terminal Handling Charge): là phụ phí xếp dỡ tại cầu cảng: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu,… . Đây là phí do cảng quy định, thu của hãng tàu. Sau đó hãng tàu thu lại từ chủ hàng

CFS (Container freight Station): là phí thuê kho CFS. Để có thể gom hàng từ nhiều chủ hàng và đóng chung vào một container, các bên master consol cần phải thuê kho CFS đủ điều kiện để đóng hàng. Các bên master console trả phí này và sau đó thu lại từ chủ hàng

Phí Handling (Handling fee): là phí xử lý hàng hóa, các bên forwarder/consol thu để xử lý hàng hóa

Những lưu ý về hàng LCL

Đối với hàng hóa LCL, thường có lưu ý đối với 2 mặt hàng sau:

– Hàng nguy hiểm (DG), quá khổ (oversize) hay quá tải (overweight): thường có các phụ phí tại cảng. Do đó, chủ hàng cần lưu ý, hỏi kỹ các loại phí tại cảng đi, cảng đích và cảng chuyển tải (nếu có)

– Hàng hóa không xếp chồng (NON- STACKABLE): cần thông báo đầy đủ kích thước, khối lượng để có thể tính giá và lên phương án vận chuyển an toàn nhất.

Quy trình tiêu chuẩn giao nhận hàng hóa LCL

Hàng LCL được thực hiện theo nguyên tắc: Nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL hay CFS/CFS). Hiểu một cách tổng quát là các bên forwarder/master consol nhận hàng lẻ từ người gửi hàng (shipper) và giao đúng lô hàng lẻ này cho người nhận hàng (consignee).

Quy trình làm hàng LCL được tổng kết ngắn gọn như sau:

– Master consol nhận lô hàng lẻ từ chủ hàng và phát hành vận đơn HBL (House Bill of Lading)

– Master consol tiến hành đóng nhiều lô hàng lẻ này vào container và nguyên container cho cho hãng tàu

– Hãng tàu nhận nguyên container và cấp cho master console vận đơn chủ MBL (Master Bill of lading)

– Tại cảng đích, các bên master consol phải có đại lý của mình (đại lý này sẽ đứng tên là consignee trên MBL). Đại lý này sẽ nhận nguyên container khi hàng đến cảng đích, chịu trách nhiệm khai thác và xử lý dỡ từng lô hàng lẻ ra khỏi container và giao các lô hàng lẻ cho đúng người nhận hàng được ghi trên vận đơn HBL.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *