Tìm hiểu mã loại hình hải quan A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng

Tìm hiểu mã loại hình hải quan A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng

Ngày nay, lượng hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu về tiêu thụ tại Việt Nam ngày càng nhiều. Thị trường nhập khẩu hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhiều doanh nghiệp khi mà nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ngoài đang rất lớn. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu còn gặp lúng túng khi làm thủ tục hải quan: phải sử dụng mã loại hình nào? Bộ hồ sơ hải quan cần những chứng từ gì? Hay thuế nhập khẩu được tính như nào?

Đối với hàng hóa nhập khẩu với muc đích kinh doanh tiêu dùng, doanh nghiệp cần áp mã loại hình A11 khi mở tờ khai hải quan. Để quý khách hàng hiểu rõ hơn về mã loại hình này, Đại lý XNK xin chia sẻ những thông tin chi tiết qua bài viết sau.

Mở tờ khai A11 cho hàng hóa nhập kinh doanh tiêu dùng
Mở tờ khai A11 cho hàng hóa nhập kinh doanh tiêu dùng

Tìm hiểu khái niệm mã loại hình A11 là gì?

Loại hình A11: nhập kinh doanh tiêu dùng. “Tiêu dùng” ở đây không phải là các vật tư phục vụ cho hoạt động của nhà máy, mà được hiểu là những mặt hàng tiêu dùng theo quy định của bộ công thương. Hàng hóa nhập khẩu thuộc các trường hợp sau, cần làm thủ tục hải quan theo loại hình A11:

– Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài;

– Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX;

– Nhập khẩu tại chỗ.

Đối tượng doanh nghiệp cần khai hải quan theo A11?

Theo hướng dẫn tại quyết định 1357/QĐ-TCHQ, các trường hợp sau cần phải mờ tờ khai hải quan theo loại hình A11:

– Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài (tỷ lệ gốp vốn dưới 49%) nhập kinh doanh

– Nhập kinh doanh tiêu dùng từ nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất, xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Tại đây, cần phân biệt đối tượng doanh nghiệp để tránh nhầm lẫn. Bởi nếu Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu.

Thủ tục hải quan đối với loại hình A11

1. Bộ hồ sơ hải quan

– Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu, đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của Bộ công thương

– Hóa đơn thương mại (commercial invocie). Hoặc chứng từ có giá trị tương đương, chứng minh giá trị hàng hóa mà người mua hàng thanh toán tiền cho người bán

– Vận tải đơn: vận đơn đường biển (Bill of lading) hoặc không vận đơn (Airway bill)

– Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hóa thuộc diện nhập khẩu có giấy phép)

– Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

2. Trị giá khai hải quan

Trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu được tính theo nguyên tắc Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Theo đó, có 6 phương pháp xác định trị giá hải quan như sau:

– Phương pháp trị giá giao dịch;
– Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
– Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
– Phương pháp trị giá khấu trừ;
– Phương pháp trị giá tính toán;
– Phương pháp suy luận.

3. Địa điểm mở tờ khai hải quan

Địa điểm mở tờ khai hải quan đối với loại hình A11 là tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải. Nói cách khác, hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu.

Các loại thuế mà nhập khẩu A11 phải đóng

Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình A11 cần đóng các loại thuế sau:

– Thuế nhập khẩu

– Thuế giá trị giá tăng (thuế VAT)

– Thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá (nếu có)

– Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

– Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)

Lưu ý khi đưa hàng hóa nhập khẩu A11 vào sản xuất

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sau khi nhập khẩu theo loại hình A11 lại muốn chuyển đổi đưa hàng hóa vào sản xuất sản phẩm. Khi này, sẽ có một số thắc mắc như:

– Có được phép chuyển đổi hàng hóa nhập khẩu A11 sang sản xuất sản phẩm hay không?

– Doanh nghiệp có được hoàn thuế hay không?

– Có cần làm thủ tục hải quan không?

Câu trả lời là doanh nghiệp được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và sẽ được hoàn thuế theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.  Cũng theo đó, doanh nghiệp không cần thực hiện lại thủ tục hải quan. Doanh nghiệp chỉ cần hạch toán chuyển kho từ kho sang kho “nguyên liệu, vật tư dùng cho sản xuất “hàng hóa – 156” 152”, khi đưa vào sản xuất, thực hiện xuất từ 152 vào 621.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *