Thủ tục nhập khẩu xe nâng tự hành mới nhất

Thủ tục nhập khẩu xe nâng tự hành mới nhất

Thời gian gần đây, nhu cầu về sử dụng xe nâng tự hành ngày càng nhiều. Đây là công cụ phổ biến, giúp giảm sức lao động trong vận hành kho bãi, nhà máy. Có rất nhiều khách hàng đang tìm hiểu vê quy trình để nhập khẩu mặt hàng này, và hỏi Đại lý XNK về thủ tục nhẩu xe nâng tự hành. Với kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, động cơ, Đại lý XNK xin chia sẻ tới quý khách hàng những quy định liên quan, cùng thủ tục, quy trình để nhập khẩu 1 lô hàng xe nâng tự hành từ nước ngoài về Việt Nam.

Hiện nay, dịch vụ hỗ trợ thủ tục nhập khẩu các loại máy móc, xe gắn động cơ đang được chúng tôi cung cấp cho nhiều nhà máy, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Bất cứ khi nào có nhu cầu, quý khách hàng có thể liên hệ được tư vấn và báo giá.

Khái niệm xe nâng tự hành là gì?

Xe nâng là một loại xe có động cơ, thường được chạy bằng điện hoặc xăng/dầu, phổ biến trong hoạt động kho bãi, hậu cần. Xe nâng được thiết kế chủ yếu để nâng, vận chuyển và di chuyển tải nặng trên khoảng cách ngắn:

– Bốc dỡ hàng hóa từ xe tải, hoặc container
– Xếp chồng và sắp xếp các pallet sản phẩm trong kho
– Di chuyển vật liệu trong nhà máy hoặc trung tâm phân phối
– Nâng vật nặng lên các độ cao khác nhau, phục vụ hiệu quả cho việc sắp xếp hàng hóa.

Để nhập khẩu xe nâng cần làm đăng kiểm sau thông quan
Để nhập khẩu xe nâng cần làm đăng kiểm sau thông quan

Chính sách nhập khẩu xe nâng tự hành

1. HS code cho mặt hàng xe nâng tự hành

HS code Mô tả xe nâng Thuế nhập khẩu Thuế VAT
84271000 – Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện 0% 8%
84272000 – Xe tự hành khác 0% 8%
84279000 – Các loại xe khác 0% 8%

2. Kiểm tra chất lượng (đăng kiểm) sau thông quan

Theo Thông tư 12/2022/TT-BGTVT Ngày 30/06/2022 thay thế TT 41/2018/TT-BGTVT, xe nâng tự hành thuộc danh mục hàng hóa phải làm đăng kiểm (kiểm tra chất lượng nhà nước) sau thông quan.

Quy trình nhập khẩu trọn gói xe nâng tự hành

Hiện nay, quy trình nhập khẩu xe nâng mới nhất sẽ bao gồm 5 bước sau:

  1. Đăng ký đăng kiểm
  2. Nộp hồ sơ hải quan
  3. Đem hàng về kho bảo quản
  4. Kiểm tra đăng kiểm thực tế
  5. Nhận chứng thư và bổ sung lên hệ thống một cửa

Bước 1. Đăng ký đăng kiểm trước khi hàng về

Một điều chắc chắn là xe nâng tự hành thường sẽ được vận chuyển bằng đường biển. Trước khi tàu cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành đăng ký với cơ quan đăng kiểm.

– Thời gian thực hiện: ngay sau khi có giấy báo hàng về (Arrival Note)

– Hình thức thực hiện: trực tuyến qua Công thông tin một cửa quốc gia. Hồ sơ bao gồm: Giấy đăng ký theo mẫu + Hóa đơn thương mại + Bản xác nhận giá trị + Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q)

Sau khi đăng ký và nộp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp số đăng ký. Sau đó đính kèm cùng tờ khai hải quan ở bước 2.

Bước 2. Nộp hồ sơ hải quan

Sau khi đăng ky đăng kiểm sau, bước thứ 2 là làm thủ tục hải quan:

– Truyền tờ khai hải quan trên phần mềm ECUS. Tham khảo quy trình tại đây. Lưu ý, cần điền số đăng ký đăng kiểm vào tờ khai.

– Đối với hàng hóa xe nâng, tờ khai thường phân luồng xanh hoặc vàng. Sau khi có tờ khai phân luồng, tiến hành thủ tục đưa hàng về bảo quản tại bước 3.

Bước 3. Đưa hàng về kho/bãi bảo quản, đợi đăng kiểm

Theo quy định, doanh nghệp sau khi mở tờ khai hải quan cần phải đưa hàng về kho để bảo quản, và đợi đăng kiểm viên xuống kiểm tra, chạy thử xe. Hồ sơ để xin đưa hàng về kho bảo quản bao gồm:

– Công văn Xin mang hàng về kho riêng để bảo quản, theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC
– Sơ đồ kho thiết kế khu vực lưu kho bãi;
– Thẩm định Phòng cháy chữa cháy của kho;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho bãi (ví dụ như Hợp đồng thuê kho, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Sau khi doanh nghiệp cần nộp đầy đủ thuế (Thuế nhập khẩu và thuế VAT), hải quan sẽ duyệt cho đưa hàng về kho để bảo quản, chờ đăng kiểm thực tế.

Bước 4. Đăng kiểm thực thế xe nâng

Sau được đưa hàng về kho, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

– Kiểm tra lại số khung, số máy thật sẵn sàng, chính xác

– Lắp đặt chạy thử máy

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp liên hệ đăng kiểm viên, hẹn đến kiểm tra, chạy thử máy. Kiểm tra xong, nếu tất cả mọi thứ đạt sẽ có kết quả kiểm định trong vòng 5~7 ngày làm việc.

Bước 5. Nhận chứng thư giám định

Sau khi nhận được kết quả giám định, doanh nghiêp kiểm tra trên một cửa, hệ thống sẽ tự trả kết quả cho hải quan. Đến bước này, hàng hóa mới được quyền sử dụng, mua bán, trao đổi trên thị trường Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *