Thủ tục nhập khẩu hublong (hoa bia) dạng viên

Thủ tục nhập khẩu hublong (hoa bia) dạng viên

Hublong (thường được gọi là hoa bia) là nguyên liệu chính để sản xuất bia. Là một trong những quốc gia tiêu thụ bia hàng đầu thế giới, hàng năm Việt Nam nhập khẩu sản lượng hoa bia (hublong) rất lớn, nhằm phục vụ sản xuất trong nước. Để nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:

– Chuẩn bị bản Tự công bố sản phẩm

– Đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm

– Nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT (VAT) khi hàng về

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về quy trinh cũng như thủ tục cho mặt hàng này, Đại lý XNK tổng hợp từng bước cần làm khi nhập khẩu.

Hoa bia là nguyên liệu chính sản xuất bia

Tìm hiểu hoa bia là gì? Áp dụng HS code nào?

Hoa bia, hay Hublong, là nguyên liệu chính để sản xuất bia. Hoa bia có tác dụng tạo vị đắng, thơm và bảo quản cho bia, và chỉ có hoa bia chưa thụ phấn mới được dùng trong ngành công nghiệp bia. Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu hoa bia từ nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc, Slovakia, Slovenia,…

Trong biểu thuế nhập khẩu, hoa bia được áp mã HS code định danh như sau:

Hs code 1210.20.00 – Hublong, đã nghiền, đã xay thành bột hoặc ở dạng viên; phấn hoa bia

Dựa vào mã HS code này, doanh nghiệp có thể tra cứu thuế nhập khẩu, chính sách mặt hàng trên trang web của Tổng cục hải quan: https://www.customs.gov.vn/

Các thủ tục cần làm để nhập khẩu hoa bia

1. Tự công bố sản phẩm

1.1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm

Một bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm 2 chứng từ sau:

– Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Nội dung của Mẫu số 01 bao gồm Thông tin doanh nghiệp, thông tin sản phẩm, mẫu nhãn sản phẩm và các yêu cầu về an toàn thực phẩm

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

1.2. Nộp hồ sơ bản gốc

Theo quy định, doanh nghiệp nộp hồ sơ tự công bố tới cơ quan quản lý An toàn thực phẩm địa phương. Thường là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh hoặc Sở y tế địa phương. Có 2 hình thức nộp:

– Một là nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận

– Hai là nộp qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận

1.3. Công bố sản phẩm lên phương tiện truyền thông

Nếu hồ sơ đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền duyệt, doanh nghiệp sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận tự công bố. Đến bước này, doanh nghiệp cần thực hiện:

– Đăng tải, công bố hồ sơ lên website của doanh nghiệp

– Nếu doanh nghiệp chưa có website thì phải niêm yên thông tin lên trụ sở chính của m

2. Kiểm tra An toàn thực phẩm

Quy trình Kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1. Đăng ký kiểm kiểm tra ATTP trực tuyến (online)

Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra ATTP qua hình thức trực tuyến tại hệ thống một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/. Sau khi đăng ký trên hệ thống, doanh nghiệp sẽ nhận được mã số đăng ký được dùng để điền vào tờ khai hải quan nhập khẩu. Cùng đó, doanh nghiệp in Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu từ hệ thống. Đơn này sẽ được kẹp cùng bộ hồ sơ ở bước 2.

Bước 2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy. Cơ quan quản lý tiếp nhận hồ sơ

Sau khi có đơn đăng ký in từ hệ thống, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đến nộp tại Chi cục kiểm dịch thực vật. Cán bộ tiếp nhận sẽ xem xét hồ sơ. Trường hợp không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ phải bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn.

Hồ sơ Kiểm tra An toàn thực phẩm bao gồm:

– Đơn đăng kí ATTP: 3 bản (ký đóng dấu công ty)
– Vận đơn: 1 bản ( ký đóng dấu công ty)
– C/O: 1 bản ( ký đóng dấu công ty)
– Invoice và Packing list: 1 bản ( ký đóng dấu công ty)
– Bản tự công bố sản phẩm ( ký đóng dấu cty nếu có nhiều trang đóng dấu giáp lai)
– Phyto (ký đóng dấu công ty)

Bước 3. Kiểm tra thực tế vật thể

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý sẽ quyết định hình thức, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa. Có 2 hình thức kiểm tra:

– Kiểm tra sơ bộ: kiểm tra bên ngoài, bao bì đóng gói vật thể, những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể

– Kiểm tra chi tiết: cơ quan quản lý tiến hành lấy mẫu theo quy định, đưa đi giám định mẫu vật thể lấy được.

Bước 4. Cấp và trả giấy chứng nhận đạt An toàn thực phẩm

Sau khi kiểm tra thực tế vật thể không phát hiện bất thường, đáp ứng được quy chuẩn quốc gia, lô hàng được cấp Giấy chứng nhận đạt chất lượng an toàn thực phẩm. Hiện nay, kết quả đều được hệ thống trả về trên hệ thống Một cửa quốc gia. Doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm tra và lấy về bất cứ lúc nào.

3. Khai báo hải quan, thông quan hàng hóa

Sau khi có kết quả kiểm kiểm tra ATTP, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa. Một bộ hồ sơ hải quan bao gồm:

– Tờ khai hải quan phân luồng (cần truyền tờ khai ngay sau khi đăng ký kiểm tra trên hệ thống Một cửa)

– Hóa đơn thương mại (Commcercial invoice)

– Phiếu đóng gói (Packing list)

– Vận tải đơn (Bill of Lading hoặc Airway bill)

– Giấy đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt và nộp kết quả sau khi có

– Một số chứng từ khác: Certificate of Origin, Certificate of Health (nếu có),…

Đại lý XNK-Đơn vị cung cấp giải pháp hậu cần chuyên nghiệp, uy tín

Là đơn vị giao nhận, hậu cần lâu năm, Đại lý XNK luôn được biết đến là đối tác đồng hành của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chúng tôi nhận tư vấn, hỗ trợ khách hàng thủ tục nhập khẩu các mặt hàng có nguồn gốc thực vật nói chung, đặc biệt là hublong (hoa bia), phục vụ ngành công nghiệp sản xuất bia. Bất kỳ khi nào có nhu cầu, quý khách hàng tư hãy liên hệ với chúng tôi đê được tư vấn và báo giá 24/7.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *