Thủ tục hải quan hàng hóa quá cảnh chính xác

Thủ tục hải quan hàng hóa quá cảnh chính xác, mới nhất

Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây trở thành một trong những trung tâm thương mại, giao thương hàng hóa của khu vực. Trong bối cảnh đó, hoạt động quá cảnh hàng hóa ngày càng nhiều, góp phần gia tăng sự sôi động gioa thương hàng hóa. Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi làm thủ tục quá cảnh hàng hóa:

– Quy định khi làm tờ khai quá cảnh như nào?

– Hàng hóa quá cảnh có mất thuế hay không?

– Vận đơn quá cảnh có gì đặc biệt?

– Danh sách những mặt hàng nào phải xin giấy phép

Với đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, Đại lý XNK nhận tư vấn, hỗ trợ thủ tục quá cảnh hàng hóa quá cảnh qua Việt Nam. Chúng tôi luôn đồng hành cùng quý doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi.

Kiểm hóa, giám sát hải quan hàng quá cảnh
Kiểm hóa, giám sát hải quan hàng quá cảnh

Khái niệm hàng hóa quá cảnh là gì?

Trong luật Thương mại 2005 có quy định “Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.”

Về cơ bản, bất kề hàng hóa nào không thuộc danh sách hàng cấm, vũ khí, đạn dược đều có thể quá cảnh qua Việt Nam. Thông thường, khách hàng là thương nhân nước ngoài sẽ thuê đơn vị dịch vụ logistics tại Việt Nam cung cấp dịch vụ quá cảnh hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Thủ tục, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh

1. Địa điểm làm thủ tục hải quan

Khi thực hiện quá cảnh, người làm thủ tục cần lưu về địa điểm. Theo đó, địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng. Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, hoặc hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu chính thì có thể làm thủ tục tại kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn hoặc địa điểm tập kết kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ hải quan hàng hóa quá cảnh

Một bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh bao gồm:

– Tờ khai vận chuyển (hoặc chứng từ tương đương) theo mẫu của Bộ tài chính

– Bản kê chi tiết dah sách hàng hóa quá cảnh theo mẫu

– Chứng từ vận tải đối với hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt hoặc được bộ đóng chung với hàng nhập khẩu

– Một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật (nếu có): giấy phép quá cảnh, kết quả kiểm tra chuyên ngành

3. Trách nhiệm của người khai hải quan

– Thực hiện đúng quy định: tạo tờ khai trên hệ thống điện tử, nhận phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống/cơ quan hải quan

– Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 65 Luật hải quan

Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên niêm phong của hãng vận chuyn

– Gửi tới Đơn vị hải quan quản lý văn bản đề nghị chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải hoặc đóng chung container

– Xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan

Hàng quá cảnh có thể mắc lỗi gì và xử phạt bao nhiêu?

Một trong những về quá cảnh hàng hóa đó chính là “Quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép”. Theo quy định tại Điều 21, Nghị định 128/2020/NĐ-CP, mức phạt cho lỗi này là Phạt tiền từ 20 triệu VND cho đến 40 triệu VND. Ngoài ra, còn có một số hình thức xử phạt khác:

“4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều này

5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Danh sách hàng hóa phải xin giấy phép khi quá cảnh Việt Nam

Theo quy định, hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải  chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong suốt thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, có một số mặt hàng phải được cấp phép mới được quá cảnh Việt Nam:

– Các mặt hàng phải xin phép thường là những mặt hàng cấm vận chuyển, cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu tại Việt Nam.

– Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ có mức độ nguy hiểm cao.

– Thuốc lá điếu, xì gà

– Các mặt hàng phục vụ an ninh, quốc phòng

– Gỗ các loại từ nước có chung đường biên giới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *