So sánh thuế ưu đãi EVFTA và GSP hàng xuất khẩu đi châu Âu

So sánh thuế ưu đãi EVFTA và GSP hàng xuất khẩu đi châu Âu

Thị trường châu Âu (EU) đang là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Đây là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi các nước EU đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh, bình quân 7,5%/năm. Sự tăng trưởng này có được là nhờ ưu đãi thuế mà Việt Nam nhận được trong EVFTA. Mặc dù vậy, còn rất nhiều doanh nghiệp Việt chưa hiểu rõ được đầy đủ những ưu đãi mà EVFTA đem lại. Nhất là khi EVFTA đã thay thế toàn bộ cơ chế GSP từ đầu tháng 8/2022.

Vậy EVFTA và GSP có sự khác nhau như nào? Bài phân tích dưới đây của Đại lý XNK sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn. Từ đó tận dụng tối đa lợi thế mà hiệp định thương mại tự do tạo ra.

Mẫu CO EUR.1 xuất khẩu đi châu Âu
Mẫu CO EUR.1 xuất khẩu đi châu Âu

Tìm hiểu khái niệm EVFTA và GSP là gì?

Khái niệm GSP

GSP (viết tắt của Generalized System of Preferences) là cơ chế Ưu đãi thuế Thuế quan phổ cập mà EU dành cho các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ chế thuế nhập khẩu đơn phương mà EU dành cho các sẩn phẩm có sức cạnh tranh yếu từ các nước này khi tiếp cận thị trường EU.

Theo đó, rất nhiều hàng hóa của Việt Nam đượ hưởng thuế ưu đãi theo GSP như: may mặc, da giày, thủy sản,… Tuy nhiên, cơ chế GSP đã tự động chấm dứt từ 01/08/2022 và được thay thế bằng cơ chế ưu đãi thuế của EVFTA.

Khái niệm EVFTA

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Đây được đánh giá là FTA toàn diện, với nhiều cam kết thuế quan, bao trùm rất nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống cho đến các vấn đề từ trước đến nay ít được đề cập trong các hiệp định thương mại. Với vai trò, cùng những cam kết quan trọng của mình, EVFTA là mối quan tâm của tất cả doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là những đơn vị có giao dịch thuông mại với đối tác tại châu Âu.

Sự khác nhau giữa EVFTA và GSP

1. Khác nhau về tính chất ưu đãi

Sự khác biệt đầu tiên nằm ở tính chất ưu đãi. Nếu như GSP là cơ chế ưu đãi tự nghiên, do đơn phương EU đưa ra và cũng có thể đơn phương thay đổi hay chấm dứt bất cứ khi nào. Tại đây ta có khái niệm về “ngưỡng trưởng thành” của một quốc gia. Hiểu đơn giản một quốc gia khi đạt ngưỡng trưởng thành là khi Tổng thu nhập quốc gia hoặc kim ngạch xuất khẩu một loại hàng hóa của quốc gia đó đạt một mức nhất định. Và khi đạt ngưỡng trưởng thành này thì quốc gia đó sẽ không đượ hưởng ưu đãi GSP nữa.

Ngược lại, EVFTA đem lại cam kết ưu đãi thuế quan 2 chiều, không bên nào được đơn phương rút lại. Do đó, EVFTA được đánh giá là cơ chế ổn định và lâu dài hơn.

2. Khác nhau về mức ưu đãi

Trong EVFTA, các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ dần xóa bỏ gần như toàn bộ thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, 85.6% dòng thuế sẽ được EU xóa bỏ ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, và tới 99.2% dòng thuế được EU xóa bỏ trong vòng 7 năm.

Điều này lại không có được trong cơ chế GSP. Mức ưu đãi thuế của GSP không phải lúc nào cũng là 0%, và chỉ một số nhóm hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu. Vì vậy, EVFTA được đánh giá là có lợi ích lâu dài hơn cho doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng vào thị trường châu Âu.

3. Khác nhau về cách thức áp dụng

Xét về cách thức và thời gian áp dụng, doanh nghiệp cần lưu ý 2 mốc thời gian sau đây:

– Thời gian từ khi EVFTA ký kết cho đến hết ngày 31/7/2022: EVFTA và GSP có thể được sử dụng song song, dựa vào cơ chế nào có ưu đãi thuế lơn hơn và thuận lợi cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn GSP thì phải đáp ứng được quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ của GSP. Trường hợp EVFTA được chọn, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ của EVFTA.

– Thời gian từ ngày 1/2/2022: cơ chế GSP tự động chấm dứt và duy trì duy nhất cơ chế EVFTA cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi châu Âu. Tuy nhiện, EVFTA cho phép trong trường hợp thuế EVFTA cao hơn thuế GSP thì hàng hóa vẫn được hưởng thuế suất của GSP. Và dù chọn mức thuế suất nào thì hàng hóa vẫn phải đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ của EVFTA.

Dịch vụ hỗ trợ xin cấp CO form EUR.1 chuyên nghiệp của Đại lý XNK

Để hàng hóa xuất khẩu đi châu Âu được thuế ưu đãi theo EVFTA, doanh nghiệp cần xin cấp C/O form EUR.1. Hiện tại, Đại lý XNK cung cấp dịch vụ xin cấp CO mẫu EUR.1 chuyên nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận. Với thế mạnh làm việc lâu năm với Bộ Công thương và VCCI, chúng tôi tự tin đem đến quý khách hàng dịch vụ với chất lượng tốt và nhanh nhất.

Trong trường hợp doanh nghiệp bạn không có nhân viên XNK để chuẩn bị hồ sơ, chuyên viên của chúng tôi có thể hỗ trợ, hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ xin cấp CO một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Chúng tôi sẽ đem tới giải pháp đảm tiến độ xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *