Quy trình xin cấp C/O form AI đi Ấn Độ

Quy trình xin cấp C/O form AI đi Ấn Độ

Giữa Việt Nam và Ấn Độ có hiệp định thương mại đa phương AIFTA. Trong đó, hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang Ấn Độ sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu xin được C/O form AI. Mặc dù mẫu C/O này không mới, nhưng còn nhiều thắc mắc được cộng đồng nhà xuất khẩu Việt Nam đăt ra:

– Cơ quan nào cấp C/O form AI?

– Quy trình xin ấp C/O form AI gồm những bước gì?

– Xin cấp CO form AI có mất nhiều thời gian không?

Qua bài viết dưới đây, Đại lý XNK chia sẻ kinh nghiệm cũng như lưu ý khi xin cấp C/O form AI. Mong rằng sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn đầy đủ hơn về mẫu CO này.

C/O Form AI

Khái niệm C/O form AI là gì?

C/O (Certificate of Origin) là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đối với hàng hóa xuất khẩu đi Ấn Độ, thường sẽ xuất hiện chứng từ CO form AI. CO form AI là mẫu CO cấp cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và các nước Asean khi xuất khẩu sang Ấn Độ, và ngược lại. Mẫu C/O này được xây dựng dựa trên thỏa thuận tự do thương mại AIFTA giữa Asean và Ấn Độ.

Với sự xuất hiện của C/O form AI, thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ không chỉ được chỉ dẫn về xuất xứ, mà các rào cản về thuế quan được cắt giảm về mức tối đa. Điều này giúp hàng hóa của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn rất nhiều khi tiếp cận vào thị trường Ấn Độ.

Cơ quan nào cấp C/O form AI?

Cơ quan cấp C/O form AI là Phòng quản lý xuất nhập khẩu, thuộc Bộ Công thương. Trong một vài trường hợp, Ban quản lý KCX-KCN sẽ được Bộ Công thương ủy quyền cấp C/O.

Hiện nay có 19 Phòng quản lý XNK trên khắp cả nước, có chức năng cấp C/O form AI:

– Phòng Quản lý XNK khu vực Bình Dương
– Phòng Quản lý XNK khu vực Đà Nẵng
– Phòng Quản lý XNK khu vực Đồng Nai
– Phòng Quản lý XNK khu vực Hà Nội
– Phòng Quản lý XNK khu vực Tp. Hồ Chí Minh
– Văn phòng đại diện tại TP HCM (hỗ trợ kỹ thuật eCoSys khu vực miền Nam)
– Phòng Quản lý XNK khu vực Cần Thơ
– Phòng Quản lý XNK khu vực Hà Tĩnh
– Phòng Quản lý XNK khu vực Hải Dương
– Phòng Quản lý XNK khu vực Khánh Hòa
– Phòng Quản lý XNK khu vực Lạng Sơn
– Phòng Quản lý XNK khu vực Lào Cai
– Phòng Quản lý XNK khu vực Nghệ An
– Phòng Quản lý XNK khu vực Ninh Bình
– Phòng Quản lý XNK khu vực Quảng Ninh
– Phòng Quản lý XNK khu vực Thái Bình
– Phòng Quản lý XNK khu vực Thanh Hóa
– Phòng Quản lý XNK khu vực Thừa thiên Huế
– Phòng Quản lý XNK khu vực Tiền Giang
– Phòng Quản lý XNK khu vực Vũng Tàu

Quy trình xin cấp C/O form AI

Hiện này, C/O form AI được cấp bản điện tử, thay vì mẫu giấy như thời gian đầu. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi xin C/O. Quy trình xin cấp C/O mẫu AI bao gồm 4 bước sau:

Bước 1. Khai báo hồ sơ xin cấp CO trực tuyến

Tại bước này, doanh nghiệp đăng ký các thông tin doanh nghiệp sau đó đính kèm và gửi hồ sơ xin cấp CO. Tất cả được làm online trên website https://ecosys.gov.vn/ của Bộ Công thương. Một bộ hồ sơ xin cấp CO bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp C/O: tải về sau khi đăng ký online

– Các bản C/O đã được khai đầy đủ thông tin

– Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Vận đơn (Bill of Lading). Nếu hàng hóa được vận chuyển bằng hàng không, cung cấp Airway bill

– Chứng từ chứng minh xuất xứ. Tùy vào tiêu chí xuất xứ, doanh nghiệp cần chuẩn bị đúng loại chứng từ: Bảng tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực đối với tiêu chí RVC; hoặc Bảng kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra đối với tiêu chí “CC”, “CTH”, “CTSH”. Hoặc chứng từ chứng minh xuất xứ thuần túy “WO”.

– Chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu: hóa đơn đầu vào hoặc tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu nguyên liệu)

– Bảng diễn dải quy trình sản xuất chi tiết

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi hồ sơ được kê khai, hệ thống sẽ cung cấp số CO. Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp nộp cho cơ quan cấp CO (Bộ Công thương). Hệ thống ghi nhận tiếp nhận hồ sơ xin cấp CO và chuyên viên sẽ xem xét và phản hồi kết quả trên hệ thống.

Bước 3. Phản hồi hồ sơ

Sau khi chuyên viên của Bộ Công thương xem xét hồ sơ sẽ phản hồi. Có 2 kết quả:

– Từ chối hồ sơ xin cấp CO: doanh nghiệp ghi nhận lý do từ chối theo thông báo trên hệ thống. Sau đó sửa đổi bổ sung, và nộp lại theo quy trình ban đầu

– Hồ sơ xin cấp CO được duyệt. Doanh nghiệp nhận thống báo trên hệ thống

Bước 4. Ký và trả CO gốc

Cơ quan cấp CO ký và trả doanh nghiệp CO gốc theo đúng quy đình. Thời gian xin cấp CO thường là 1~2 ngày làm việc

Lưu ý: trong trường hợp lần đầu xin CO, có thể cần kiểm tra, xác minh quy trình sản xuất tại nhà máy. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Những trường hợp không xin được C/O form AI

– Hồ sơ đề nghị cấp C/O form AI sai với quy định của BCT

– Lô cấp CO lần trước vẫn còn nợ chứng từ

– Doanh nghiệp có những sai phạm, gian lận trong thương mại và quá trình xin cấp C/O

– Không chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định.

– Bộ hồ sơ không có sự đồng nhất về nội dung giữa các chứng từ

– CChứng từ có dấu hiệu tẩy xóa, viết tay,…

– Doanh nghiệp không chứng minh được nguồn gốc của hàng hóa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *