Quy trình và thủ tục nhập khẩu xe lu mới nhất 2023

Quy trình và thủ tục nhập khẩu xe lu mới nhất 2023

Bạn là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, cầu đường và cần nhập khẩu xe lu phục vụ công việc? Hay nhà phân phối máy móc xây dựng tại Việt Nam và đang tìm hiểu thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam? Hãy đến với Đại lý XNK. Chúng tôi chuyên tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu, giúp khách hàng thực hiện quy trình nhập khẩu xe lu từ nước ngoài về một cách chính xác, nhanh nhất.

Bài viết dưới đây của Đại lý XNK sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình cũng như quy định khi nhập khẩu xe lu về Việt Nam.

Xe lu nhập khẩu nguyên chiếc
Xe lu nhập khẩu nguyên chiếc

Chính sách nhập khẩu mặt hàng xe lu

HS code định danh cho xe lu

Trong biểu thuế mới nhất của Tổng cục hải quan, mặt hàng xe lu được định danh với HS code như sau:

842940: Máy đầm và xe lu lăn đường:
– -84294030: Máy đầm
– -84294040: Xe lu rung, với lực rung của trống không quá 20 tấn tính theo khối lượng
– -84294050: Các loại xe lu rung lăn đường khác
– -84294090: Loại khác

Xe lu nhập khẩu bắt buộc phải đăng kiểm

Hiện nay, nhiều đơn vị tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu xe lu thắc mắc rằng liệu có phải làm đăng kiểm cho mặt hàng này hay không. Câu trả lời là có phải đăng kiểm, tương tự như các mặt hàng xe/máy có động cơ khác. Bắt buộc phải đăng kiểm theo đúng quy định trước khi đưa vào sử sụng tại thị trường Việt Nam.

Quy trình nhập khẩu xe lu mới nhất

Hiện nay, quy trình nhập khẩu xe lu mới nhất sẽ bao gồm 5 bước sau:

  1. Đăng ký đăng kiểm
  2. Nộp hồ sơ hải quan
  3. Đem hàng về kho bảo quản
  4. Kiểm tra đăng kiểm thực tế
  5. Nhận chứng thư và bổ sung lên hệ thống một cửa

Bước 1. Đăng ký đăng kiểm trước khi hàng về

Một điều chắc chắn là xe lu thường sẽ được vận chuyển bằng đường biển. Trước khi tàu cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành đăng ký với cơ quan đăng kiểm.

– Thời gian thực hiện: ngay sau khi có giấy báo hàng về (Arrival Note)

– Hình thức thực hiện: trực tuyến qua Công thông tin một cửa quốc gia. Hồ sơ bao gồm: Giấy đăng ký theo mẫu + Hóa đơn thương mại + Bản xác nhận giá trị + Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q)

Sau khi đăng ký và nộp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp số đăng ký. Sau đó đính kèm cùng tờ khai hải quan ở bước 2.

Bước 2. Nộp hồ sơ hải quan

Sau khi đăng ky đăng kiểm sau, bước thứ 2 là làm thủ tục hải quan:

– Truyền tờ khai hải quan trên phần mềm ECUS. Tham khảo quy trình tại đây. Lưu ý, cần điền số đăng ký đăng kiểm vào tờ khai.

– Đối với hàng hóa xe lu, tờ khai thường phân luồng xanh hoặc vàng. Sau khi có tờ khai phân luồng, tiến hành thủ tục đưa hàng về bảo quản tại bước 3.

Bước 3. Đưa hàng về kho/bãi bảo quản, đợi đăng kiểm

Theo quy định, doanh nghệp sau khi mở tờ khai hải quan cần phải đưa hàng về kho để bảo quản, và đợi đăng kiểm viên xuống kiểm tra, chạy thử xe. Hồ sơ để xin đưa hàng về kho bảo quản bao gồm:

– Công văn Xin mang hàng về kho riêng để bảo quản, theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC
– Sơ đồ kho thiết kế khu vực lưu kho bãi;
– Thẩm định Phòng cháy chữa cháy của kho;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho bãi (ví dụ như Hợp đồng thuê kho, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Sau khi doanh nghiệp cần nộp đầy đủ thuế (Thuế nhập khẩu và thuế VAT), hải quan sẽ duyệt cho đưa hàng về kho để bảo quản, chờ đăng kiểm thực tế.

Bước 4. Đăng kiểm thực thế xe lu

Sau được đưa hàng về kho, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

– Kiểm tra lại số khung, số máy thật sẵn sàng, chính xác

– Lắp đặt chạy thử máy

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp liên hệ đăng kiểm viên, hẹn đến kiểm tra, chạy thử máy. Kiểm tra xong, nếu tất cả mọi thứ đạt sẽ có kết quả kiểm định trong vòng 5~7 ngày làm việc.

Bước 5. Nhận chứng thư giám định

Sau khi nhận được kết quả giám định, doanh nghiêp kiểm tra trên một cửa, hệ thống sẽ tự trả kết quả cho hải quan. Đến bước này, hàng hóa mới được quyền sử dụng, mua bán, trao đổi trên thị trường Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *