Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ A-Z

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ A-Z

Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường Việt Nam ngày càng kết nối sâu rộng với thế giới. Do đó, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài là rất lớn. Tuy nhiên, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu rất đa dạng: cả về mặt hàng, số lượng, quy mô,… Có rất nhiều điều cần tìm hiểu danh cho doanh nghiệp: từ pháp lý, quy định, chứng từ, các chi phí có thể phát sinh,… Hiểu được những thắc mắc của khách hàng về vấn đề này, Đại lý XNK chia sẻ quy trình trọn gói từ A-Z cho một lô hàng nhập khẩu. Hy vọng rằng sẽ giúp các doanh nghiệp phá vỡ những rào cản trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngoại thương.

Hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng biển
Hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng biển

Chi tiết 9 bước cân thực hiện cho một lô hàng nhập khẩu

Với kinh nghiệm nhiều năm tronhg lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi tổng hợp quy trình 9 bước cho một lô hàng nhập khẩu. Từ chuẩn bị hàng hóa, thanh toán và đưa hàng từ nước ngoài về Việt Nam.

Bước 1. Xác định hàng hóa cần nhập khẩu

Tại bước này, ngoài việc xác định mặt hàng dựa theo nhu cầu kinh doanh, yếu tố cung/cầu, doanh nghiệp cần lưu đến một số vấn đề sau:

– Chính sách mặt hàng: mỗi một mặt hàng sẽ có quy định riêng liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. Ví dụ: văn bằng, giấy phép, chứng chỉ an toàn, quy định về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về an toàn, quy chuẩn quốc gia,…

– Kiểm tra HS code của hàng hóa, từ đó xác định thuế quan, quy định về xuất xứ, và các yêu cầu khác liên quan đến mặt hàng đang tìm hiểu.

Bước 2. Ký kết hợp đồng ngoại thương và thanh toán

1. Hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương (Sales contract) là hợp đồng mua bán trong thương mại quốc tế. Khi ký kết hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp cần chú ý tới các nội dung sau: mô tả hàng hóa, giá cả, số lượng, chất lượng, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, các điều khoản liên quan đến bảo hành và giao hàng.

2. Thanh toán quốc tế

Sau khi chốt được hợp đồng, phương án giao hàng, phía nhập khẩu cần thanh toán cho nhà cung cấp. Trong thương mại quốc tế, có một số hình thức thanh toán sau:

– Chuyển khoản ngân hàng (Bank Transfer)

– Thanh toán qua hối phiếu (Bill of Exchange)

– Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C-Letter of Credit)

– Thanh toán qua hệ thống thanh toán trực tuyến (Online Payment System)

Bước 3. Lựa chọn đơn vị hậu cần, logistics

Một trong những khâu quan trọng nhất là lựa chọn đơn vị cho công tác hậu cần, vận tải. Để đánh giá được nhà cung cấp dịch vụ logistics có tốt hay không, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

– Công ty logistics có đủ kinh nghiệm và độ tin cậy hay không

– Quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ

– Chất lượng và giá dịch vụ có tốt hay không

Bước 4. Kiểm tra chứng từ hàng hóa

Một bộ hồ sơ xuất nhập khẩu gồm những chứng từ như sau:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói (Packing list)

– Đơn đặt hàng (Purchase Order)

– Vận tải đơn (Bill of Lading)

– Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)

– Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of Origin)

– Các loại chứng từ khác: CQ, CA, giấy kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng tại đầu xuất khẩu

Bước 5. Đăng ky kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Có một số mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải chịu sự quản lý chuyên ngành. Một số loại kiểm tra chuyên ngành bao gồm:

– Kiểm tra chất lượng hàng hóa: nhằm đánh giá các thông số kỹ thuật, thành phần, tính năng và hiệu suất của sản phẩm.

– Kiểm tra an toàn thực phẩm

– Kiểm dịch thực vật hoặc kiểm dịch động vật

– Giám định hợp quy hàng hóa

– Một số loại khác: xin giấy phép nhập khẩu, công bố sản phẩm,…

Bước 6. Khai báo hải quan

Khai báo hải quan là bước quan trọng và bắt buộc khi hàng hóa về tới cửa khẩu. Khai báo hải quan rất có ý nghĩa bởi đây là lúc cơ quan quản lý chính thể hiện vai trò giám sát của mình về an ninh thương mại, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, thu thuế và ngân sách nhà nước, cũng như cải thiện quy trình làm việc, góp phần nâng cao hiệu qủa làm việc.

Bước 7. Lấy lệnh giao hàng (D/O-Delivery Order)

Nếu như việc khai báo hải quan là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với cơ quan hải quan, thì để lấy được hàng thì chủ hàng phải đến hãng tàu lấy lệnh giao hàng. Lệnh giao hàng (DO-Delivery Order) là xác nhận của hãng tàu rằng người cầm DO chính là chủ sở hữu hợp pháp của hàng hóa, và có thể ra cảng kéo hàng. Hiện nay, hầu hết các hãng tàu đã đổi sang sử dụng lệnh giao hàng điện tử (eDO).

Bước 8. Nộp thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ thuế khác

Một số loại thuế mà doanh nghiệp cần biết khi nhập khẩu hàng hóa:

– Thuế nhập khẩu hàng hóa: mỗi một loại hàng hóa sẽ có một thuế suất riêng, được xác định qua mã HS code trong biểu thuế

– Thuế giá trị gia tăng (VAT)

– Thuế tiêu thụ đặc biệt

– Thuế môi trường

Bước 9. Đổi lệnh và kéo hàng

Sau khi hàng hóa được thông quan và các nghĩa vụ thuế quan được hoàn tất, doanh nghiệp lấy mã vạch (danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát) và D/O ra cảng để kéo hàng về kho của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ quy trình 9 bước cho một lô hàng nhập khẩu. Quý khách hàng có thể tham khảo và ứng dụng cho mặt hàng bên mình kinh doanh. Trong trường hợp cần hỗ trợ, hay liên hệ ngay với Đại lý XNK.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *