Quy định về thủ tục nhập khẩu hàng xuất bị trả về

Quy định về thủ tục nhập khẩu hàng xuất bị trả về

Trong thời gian gần đây, nhiều khách hàng hàng gửi thắc mắc tới Đại lý XNK về thủ tục áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu bị trả về. Đây đang là câu hỏi lớn của nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, nhà máy chế xuất. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục hải quan, cũng như phòng tránh các rủi ro khi có hàng xuất khẩu bị trả về, Đại lý XNK chia sẻ kinh nghiệm làm thủ tục hải quan qua bài viết dưới đây.

Để nắm được chi tiết các quy định, bạn cần nắm được một số đặc điểm sau:

– Những trường hợp nào hàng hóa xuất khẩu đi rồi sẽ bị trả lại?

– Có những loại hình nào áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu rồi bị trả về?

– Nội dung một bộ hồ sơ hải quan gồm những gì?

Khai báo hải quan hàng xuất bị trả lại
Khai báo hải quan hàng xuất bị trả lại

Các trường hợp hàng xuất khẩu bị trả về thường gặp

Trong thời gian kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, các nhà máy, doanh nghiệp có rủi ro găp phải những trường hợp sau:

– Hàng hóa được giao không đúng chủng loại mẫu mã hàng hóa

– Hàng đóng gói sai quy cách, giao nhầm số lượng, trọng lượng hàng

– Hàng bị hỏng hóc, nấm mốc, chất lượng không giống nhưng các điều khoản đề cập trong giao dịch

– Người mua hàng không đủ khả năng thanh toán, từ chối nhận hàng tại cảng đích

– Những lý do bất khả kháng như chiến tranh, lũ lụt, thiên tai xảy ra tại đầu nhập không đủ khả năng duy trì sản xuất nên không nhân được

Trong những trường hợp này, nếu không tìm được giải pháp bán hàng thay thế, chủ hàng không có lựa chọn nào khác là đưa hàng trở lại Việt Nam. Ngoài việc phải chi trả chi phí vận tải (ship back), thì khai báo hải quan như thế nào cũng là điều được quan tâm rất nhiều.

Mã loại hình áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu bị trả về

Dựa theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ của Tổng cục hải quan, hàng hóa xuất khẩu bị trả về sẽ phải làm thủ tục theo 1 trong 2 loại hình: A31 hoặc G13.

Loại hình A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu

A31 là mã loại hình hải quan được sử dụng trong trường hợp tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất (DNCX), xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công (bao gồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm), hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy.

Loại hình G13: Tạm nhập miễn thuế

G13 là mã loại hình hải quan được sử dụng nếu hàng hóa tái nhập rơi vào một trong các tình huống sau:

– Hàng hóa tạm nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác;

– Máy móc, thiết bị tạm nhập để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm;

– Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, gia công cho DNCX, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;

– Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;

– Hàng hóa tạm nhập để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;

– Hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;

– Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

– Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan.

– Máy móc thiết bị chuyển từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác

Chuẩn bị hồ sơ hải quan gồm những gì?

Mở tờ khai nhập loại hình A31 hoặc G13 cho hàng hóa xuất khẩu bị trả về

– Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

– Commericial Invoice (hóa đơn thương mại)

– Vân đơn (B/L) xuất, và B/L nhập công cứng sao y bản cũ

– Tờ khai xuất nhập khẩu ghi chú lại hàng nhập bị trả về của tời khai xuất theo ký hiệu số 123456/B11 ngày XYZ

– Giấy kiểm dịch hàng hóa đã có trong hợp đồng xuất (nếu có)

– Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng (Nếu có)

– Thư trả hàng xuất bằng tiến anh kèm theo bản dịch tiếng Việt và nước Nhập Khẩu

– Thư nhận lại hàng bằng tiếng anh kèm theo bản dịch như với thư trả hàng xuất

– Xác nhận hàng phải bị kiểm hóa 100%

– Công ty chờ kiểm hóa xong đợi lấy kết luận sau kiểm hóa.

Ngoài ra, để được miễn thuế khi tái nhập hàng hóa, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các chứng từ sau:

– Chứng từ xác nhận kết luận sau kiểm hóa

– Công văn xin không thu thuế của tờ khai nhập hàng bị trả về (gồm có 2 bản chính một bản nộp vào phòng văn thư để lấy số)

– Công văn xin nhâp hàng (Áp dung với trường hợp sản xuất xuất khẩu, đầu từ và gia công).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *