Quy định mới nhất về nhãn hàng hóa nhập khẩu 2023

Quy định mới nhất về nhãn hàng hóa nhập khẩu 2023

Hiện nay, lỗi về nhãn mác hàng hóa là một trong những lỗi thường gặp và phổ biến nhất khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Từ thực tế làm hàng, Đại lý XNK thấy rằng có một số vướng mắc từ doanh nghiệp xoay quanh những quy định về nhãn mác hàng hóa:

– Nhãn mác hàng hóa cần thể hiện những nội dung gì?

– Nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt hay tiếng Anh?

– Có bắt buộc phải làm nhãn phụ không?

– Các mức xử phạt nếu vi phạm quy định về nhãn mác hàng hóa

Và còn rất nhiều vướng mắc, khó khăn khác có thể gặp phải. Hiểu được nhu cầu của khách hàng, Đại lý XNk chia sẻ các quy định, và một số kinh nghiệm liên quan đến nhãn mác hàng hóa.

Nhãn mác hàng hóa được kiểm tra kỹ khi nhập khẩu
Nhãn mác hàng hóa được kiểm tra kỹ khi nhập khẩu

Một số khái niệm liên quan đến nhãn mác hàng hóa

Một số khái niệm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến nhãn, mác hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

1. Nhãn hàng hóa là gì?

Được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hóa được định nghĩa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”. Trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa theo đúng quy định. 

Có 2 loại nhãn hàng hóa như sau:

– Nhãn gốc hàng hóa: là nhãn thể hiện lần đầu, được  gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa

– Nhãn phụ: dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Bao bì thương phẩm được hiểu như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản, bao bì thương phẩm là bao bì dùng để đóng gói hàng hóa, và lưu thông cùng với hàng hóa. Có 2 loại bao bì thương phẩm như sau:

Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa;

Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp

Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa nhập khẩu

Trên nhãn hàng hóa nhập khẩu phải thể hiện đầy đủ các thông tin bắt buộc sau:

– Tên hàng hóa

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

– Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa

– Các thông tin cần thiết khác theo tính chất mặt hàng

1. Tên hàng hóa bắt buộc phải thể hiện trên nhãn

Nội dung đầu tiên phải thể hiện trên nhãn chính là tên hang hóa. Theo đúng quy định, thông tin về tên hàng hóa phải được thể hiện như sau:

– Chữ viết tên hàng hóa phải có kích thước lớn nhất trên nhãn, nằm ở vị trí dễ đọc

– Tên hàng hóa được ghi trên nhãn có thể do nhà sản xuất tự đặt, nhưng không được gây hiểu nhầm và sai lệch bản chất, thành phần, công dụng của hàng hóa

2. Nhãn hàng hóa phải thể hiện tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

– Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt

– Đối với hàng hóa nhập khẩu, trên nhãn phải thể hiện tên, địa chỉ của cả nhà sản xuất và người nhập khẩu

– Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép

3. Quy định về thể hiện xuất xứ hàng hóa

– Chủ hàng tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật

– Cách ghi xuất xứ hàng hóa bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa

– Không được viết tắt tên nước, quốc gia là xuất xứ hàng hóa

4. Quy định với hàng hóa không có bao bì thường phẩm, rạng rời

Tại điều 19, Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có quy định như sau:

“Hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, hóa chất, không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân bán hàng phải công khai các thông tin sau để người tiêu dùng nhận biết:

1. Tên hàng hóa;

2. Hạn sử dụng;

3. Cảnh báo an toàn (nếu có);

4. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

5. Hướng dẫn sử dụng.”

Vi phạm về nhãn hàng hóa nhập khẩu bị xử phạt như nào?

Có một số lỗi thường gặp về nhãn hàng hóa nhập khẩu, và các mức xử phạt như sau:

Lỗi có nhãn gốc nhưng nội dung không rõ ràng

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc, nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 VND đến 3.000.000 VND.

Lỗi ghi sai nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Lỗi không có nhãn gốc

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

Đại lý XNK nhận tư vấn, giảm tối đa rủi ro về vi phạm nhãn hàng hóa

Để giảm thiểu tối đa rủi ro sai phạm về nhãn hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp nên kiểm tra trước nội dung ghi trên nhãn hàng. Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn, hỗ trợ về nhãn hàng hóa, có thể gửi trước cho chuyên viên của Đại lý XNK kiểm tra. Trường hợp phát hiện thấy bất thường, hoặc rủi ro sai phạm, chúng tôi sẽ tư vấn và thông báo lại cho khách hàng hoàn thiện lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *