Nhập khẩu nhân sâm tươi: thủ tục, HS code và thuế quan

Nhập khẩu nhân sâm tươi: thủ tục, HS code và thuế quan

Nhân sâm, đặc biệt là nhân sâm tươi được coi là thần dược trong y học cổ truyền. Loại thảo dược này có nhiều công dụng về tăng cường sức khỏe, năng lượng, chống lão hóa,… Tại Việt Nam, thị trường rất ưa chuộng nhân sâm nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên, để nhập khẩu được mặt hàng này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về thủ tục, tính thuế thật kỹ. Quy trình nhập khẩu sâm tươi có thể gói gọn trong các bước sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật khi hàng về

Bước 2: Mở tờ khai hải quan và thực hiện kiểm dịch thực vật, lấy kết quả kiểm dịch

Bước 3: Sau khi có kết quả kiểm dịch thực vật, tiến hành thông quan và giải phóng hàng hóa.

Nhân sâm tươi nhập khẩu
Nhân sâm tươi nhập khẩu

HS code và thuế nhập khẩu hàng nhân sâm tươi

Nhân sâm tươi là một loại cây thuộc họ Araliaceae, tên khoa học là Panax ginseng. Loại cây này khá đặc biệt khi giá trị nhất nằm ở phần rễ. Rễ nhân sâm tươi có hình dạng đan xen, dài và có màu trắng nhạt.

HS code định danh cho nhân sâm tươi là: 12112010. Thuế nhập khẩu cho mặt hàng này như sau:

– Thuế nhập khẩu thông thường: 5%

– Thuế nhập khẩu nếu có C/O form AK: 0%

– Thuế nhập khẩu nếu có C/O form VK: 0%

– Thuế VAT: 5%

Quy trình chi tiết nhập khẩu nhân sâm tươi

1. Kiểm dịch thực vật

Bước 1. Đăng ký kiểm dịch thực vật trực tuyến (online)

Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm dịch thực vật qua hình thức trực tuyến tại hệ thống một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/. Sau khi đăng ký trên hệ thống, doanh nghiệp sẽ nhận được mã số đăng ký được dùng để điền vào tờ khai hải quan nhập khẩu. Cùng đó, doanh nghiệp in Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu từ hệ thống. Đơn này sẽ được kẹp cùng bộ hồ sơ ở bước 2.

Khi đăng ký trực tuyến, các thông tin doanh nghiệp lưu ý bao gồm:

– Tên hàng hóa: Nhập tên hàng hóa

– Tên khoa học: Nhập tên khoa học của hàng hóa

– Cơ sở sản xuất/Manufacturer(*): Nhập cơ sở sản xuất

– Mã số(nếu có): Nhập mã số

– Địa chỉ: Nhập địa chỉ của cơ sở sản xuất

– Số lượng: Nhập số lượng

– Khối lượng tịnh: Nhập khối lượng tịnh

– Khối lượng cả bì: Nhập khối lượng cả bì

– Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán

Bước 2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy tại Chi cục kiểm dịch

Sau khi có đơn đăng ký in từ hệ thống, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đến nộp tại Chi cục kiểm dịch thực vật. Cán bộ tiếp nhận sẽ xem xét hồ sơ. Trường hợp không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ phải bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn.

Bộ hồ sơ kiểm dịch thực vật gồm những gì?

– Đơn đăng kí kiểm dịch thực vật (2 bản đóng dấu cty)

– Vận tải đơn (đóng dấu công ty)

– Phytosanitary Certificate được phát hành tại nước xuất khẩu

– Hợp đồng thương mại (Sales contract): đóng dấu công ty

– Invoice + Packing list: đóng dấu công ty

– Nếu hàng hóa là thực phẩm phải làm An toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần bổ  sung Bản tự công bố sản phẩm (đóng dấu công ty nếu có nhiều trang đóng dấu giáp lai)

Danh sách Chi cục kiểm dịch thực vật

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I
Địa chỉ: số 2F Trần Quang khải, thành phố Hải Phòng

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II
Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng III
Địa chỉ: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng.

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng IV
Địa chỉ: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng V
Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VI
Địa chỉ: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII
Địa chỉ: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII
Địa chỉ: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng IX
Địa chỉ: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ

Bước 3. Kiểm tra thực tế vật thể

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý sẽ quyết định hình thức, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa. Có 2 hình thức kiểm tra:

– Kiểm tra sơ bộ: kiểm tra bên ngoài, bao bì đóng gói vật thể, những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể

– Kiểm tra chi tiết: cơ quan quản lý tiến hành lấy mẫu theo quy định, đưa đi giám định mẫu vật thể lấy được.

Bước 4. Cấp và trả giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Sau khi kiểm tra thực tế vật thể không phát hiện bất thường, đáp ứng được quy chuẩn quốc gia, lô hàng được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và thông quan hàng hóa. Thời gian sau khi tiếp nhận hồ sơ cho tới khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch là 1-2 ngày làm việc.

2. Thủ tục thông quan và giải phóng hàng hóa

Sau khi có kết quả kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa. Một bộ hồ sơ hải quan bao gồm:

– Tờ khai hải quan phân luồng (truyền tờ khai ngay sau khi đăng ký kiểm dịch thực vật thành công trên hệ thống một cửa)

– Hóa đơn thương mại (Commcercial invoice)

– Phiếu đóng gói (Packing list)

– Vận tải đơn (Bill of Lading hoặc Airway bill)

– Giấy đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt và nộp kết quả sau khi có

– Một số chứng từ khác: Certificate of Origin, Certificate of Health (nếu có),…

Trên đây là chi tiết các bước trong quy trình nhập khẩu nhân sâm tươi. Nếu quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp thêm, vui lòng liên hệ với hotline 0935952699. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *