Kinh nghiệm xuất khẩu gạch ốp lát đi nước ngoài

Kinh nghiệm xuất khẩu gạch ốp lát từ Việt Nam đi nước ngoài

Gạch ốp lát (gạch hoa hay gạch bông) là một trong những sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu khá nhiều đi thị trường châu Âu, Mỹ hay Canada,… Các mẫu mã, kích thước hàng gạch được sản xuất tại Việt Nam rất đa dạng: 26×29 mm, 48×48 mm, 48×98 mm, 150×800 mm, 150×900 mm, 200×1200 mm, 300×300 mm,… Để xuất khẩu được mặt hàng này, ngoài việc tìm hiểu thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần biết được thủ tục xuất khẩu, các loại thuế và chi phí vận tải để gửi hàng từ Việt Nam đi nước ngoài.

Dưới đây, Đại lý XNK xin chia sẻ kinh nghiệm để xuất khẩu mặt hàng gạch ốp lát từ Việt Nam sang các thị trường nước ngoài.

Gạch ốp lát của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới

Tìm hiểu về HS code và chính sách mặt hàng

Mặt hàng gạch ốp lát thường được áp vào chương 68 hoặc 69. Quý khách hàng có thể tham khảo danh sách sau:

68114021 – Mã HS code của gạch lát nền hoặc ốp tường chứa thành phần palstic.

68114022 – Mã HS code của gạch dùng để lợp mái, ốp bề mặt và làm vách ngăn trong các công trình xây dựng.

68118210 – Mã HS code của gạch lát nến hoặc ốp tường chứa palstic.

68129920 – Mã HS code của gạch dùng trong ốp tường hoặc lát nền.

69072313 – mã HS code của hạc lát nền, lát tường đã được tráng men.

69072391 – mã HS code của gạc lát nền hoặc lát đường, không tráng men.

69072393 – Mã HS code của gach lát nền hoặc lòng lò, ốp tường đã được tráng men.

Bộ hồ sơ xuất khẩu gạch ốp lát gồm những gì?

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói (Packing list)

– Booking đặt chỗ vận tải của hãng tàu hoặc hãng hàng không

Xin C/O cho gạch ốp lát xuất khẩu đi nước ngoài

C/O (viết tắt của Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ được cấp cho hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam. Mỗi một Hiệp định thương mại tự do (FTA-Free Trade Agreement) sẽ yêu cầu một mẫu C/O riêng, do đó nhà xuất khẩu cần lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin C/O.

1. Danh sách các hiệp định thương mại tự do

Hiện nay, Việt Nam đang tham gia những hiệp định thương mại tự do như sau:

STTTên hiệp định FTACác nước thành viên
1ASEAN – AEC10 quốc gia Asean
2ASEAN – Ấn Độ (AIFTA)10 nước Asean + Ấn Độ
3ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)10 nước Asean + Hàn Quốc
4ASEAN – Hồng Kông, TQ (AHKFTA)10 nước Asean + Hongkong
5ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)10 nước Asean + Nhật Bản
6ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)10 nước Asean + Trung Quốc
7ASEAN – Úc/New Zealand (AANZFTA)10 nước Asean + Úc và New Zealand
8CPTPPCanada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Brunei, Singapore, Malaysia, Vietnam và Nhật Bản
9RCEP10 nước Asean + Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand
10Việt Nam – Chile (VCFTA)Việt Nam và Chile
11Việt Nam – EU (EVFTA)Việt Nam và các nước thành viên EU
12Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)Việt Nam và Hàn Quốc
13Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA)Việt Nam và Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan
14Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)Việt Nam và Nhật Bản
15Việt Nam – Anh & Bắc Ailen (UKVFTA)Việt Nam và Anh, Wales, Scotland và Bắc Ailen

2. Hồ sơ xin cấp C/O gồm những gì

STTTÊN CHỨNG TỪSỐ LƯỢNGGHI CHÚ
1C/O bản gốc1 bộIn bằng giấy than
2Đơn đề nghị cấp CO1 bảnXuất từ hệ thống Ecosys
3Tờ khai xuất1 bảnKí và đóng dấu mộc tròn
4Invoice1 bảnKí và đóng dấu mộc tròn
5Packing List1 bảnKí và đóng dấu mộc tròn
6Bill Of Lading1 bảnKí và đóng dấu mộc tròn
7Bảng kê Nguyên phụ liệu1 bảnKí và đóng dấu mộc tròn
8Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu1 bảnKí và đóng dấu mộc tròn
9Quy trình sản xuất1 bảnKí và đóng dấu mộc tròn
10Hóa đơn đầu vào/Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu1 bảnKí và đóng dấu mộc tròn

Lựa chọn phương án vận tải hàng hóa

Hàng gạch ốp lát tương đối nặng, giá trị hàng hóa không quá cao và thường được mua bán số lượng lớn. Do đó, phương thức vận tải phổ biến nhất là vận tải biển. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, vận tải hàng không vẫn được lựa chọn cho dự án cần hàng gấp hoặc giá trị cao.

1. Vận chuyển đường biển

Khi lựa chọn vận tải biển là phương thức vận chuyển hàng hóa, quý khách hàng cần quan tâm tới một số yếu tố sau:

– Lựa chọn hãng tàu, công ty forwarder/logistics uy tín: đối tác vận tải cần đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển an toàn và đúng thời gian. Đặc biệt là chi phí vận chuyển phải hợp lý với khả năng tài chính của doanh nghiệp

– Chuẩn bị đầy đủ chứng từ, giấy tờ để hàng hóa được thông quan và lên tàu đúng kế hoạch

– Đóng gói hàng hóa và xếp container một cách an toàn và tối ưu nhất

– Theo dõi quá trình, thời gian vận chuyển. Hiện nay tất cả các hàng tàu đều xây dựng hệ thống theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển: hàng hóa đang ở cảng nào, dự kiến khi nào xếp lên tàu, khi nào khởi hành hay khi nào cập bến,…

– Mua bảo hiểm hàng hóa

– Tình trạng thời tiết có phù hợp để gửi hàng đường biển hay không

2. Vận chuyển bằng đường hàng không

Khác với vận tải đường biển, vận tải hàng không phù hợp với hàng hóa số lượng ít, giá trị cao và cần giao hàng gấp. Khi lựa chọn vận chuyển hàng không, chủ hàng cần lưu ý những điểm sau:

– Lựa chọn hãng airline và đại lý vận tải uy tín: tối ưu hóa chi phí vận chuyển và chất lượng dịch vụ

– Đảm bảo chứng từ, hồ sơ đầy đủ để có thể thông quan, bay đúng lịch trình

– Lưu ý về quy định an toàn bay. Vận tải hàng không có quy định rất chặt chẽ về an toàn bay: hạn chế vận chuyển hàng hóa chất, dễ cháy nổ hay hàng hóa nguy hiểm khác. Quy cách đóng gói cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn

– Hầu hết các hãng hàng không ngày nay đều xây dựng hệ thống tra cứu lịch trình bay. Chủ hàng chỉ cần tra cứu theo số booking, chi tiết về lịch trình bay sẽ được cập nhật chuẩn xác.

Trên đây là một số lưu ý, kinh nghiệm khi xuất khẩu một lô hàng gạch ốp lát đi nước ngoài. Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với Đại lý XNK để được báo giá và tư vấn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *