Hồ sơ xin cấp C/O form D bao gồm chứng từ gì?

Hồ sơ xin cấp C/O form D bao gồm chứng từ gì?

C/O form D, hay Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, là tài liệu chứng minh xuất xứ, được sử dụng trong thương mại nội khối theo Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA). Có được C/O form D, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước trong khu vực sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi, từ đó năng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Tuy vậy, để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để xin C/O thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nắm được. Chính vì thế, có rất nhiều câu hỏi của khách hàng gửi về cho Đại lý XNK xoay quanh việc quy trình xin C/O form D, cách điền đơn xin C/O, hay phải chuẩn bị những hồ sơ gì?

Qua bài viết dưới đây, Đại lý XNK chia sẻ danh sách các nước Asean yêu cầu C/O form D? Và một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để xin được C/O form D gồm những gì? Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, có vướng mắc gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi, chuyên viên của Daily XNK luôn sãn sàng tư vấn và hỗ trợ.

Asean có các nước thành viên nào?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) bao gồm có 10 thành viên. Các quốc gia này thống nhất hình thành khu vực kinh tế tự do, gọi là AEC. Theo đó, giao thương hàng hóa nội khối sẽ được hưởng thuế ưu đãi, hướng tới một khu vực kinh tế chung. Theo đó, 10 thành viên của Asean bao gồm:

Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Nếu bạn là nhân viên kinh doanh phụ trách thị trường Đông Nam Á, hay nhân viên chứng từ hàng xuất trong một doanh nghiệp, nhà máy chuyên xuất khẩu thì việc nắm được thị trường đối tác cần chứng từ xuất xứ gì để được hưởng thuế ưu đã là điều bắt buộc. Bạn cần nắm được quy trình xin cấp C/O tại Bộ công thương, cũng như các thông tin cần thiết để tối ưu quá chi phí trong hoạt động giao dịch quốc tế.

Trình tự xin cấp C/O tại BCT
Trình tự xin cấp C/O tại BCT

Hồ sơ xin cấp C/O form D cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước Asean

Để quý khách hàng có được sự chuẩn bị tốt nhất khi nộp hồ sơ xin CO mẫu D, Đại lý XNK hướng dẫn chi tiết chuẩn bị từng loại chứng từ như sau:

1. Đơn đề nghị cấp CO

Đơn đề nghị cấp CO form D được in ra từ mẫu sẵn có từ hệ thống Ecosys của Bộ Công thương. Các nội dung bắt buộc phải có trên đơn đề nghị xin cấp C/O:

– Thông tin mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu
– Hình thức cấp C/O
– Thành phần hồ sơ đề nghị cấp C/O
– Ghi thông tin người xuất khẩu và người sản xuất bằng cả tiếng Việt và Tiếng Anh
– Tên hàng hóa, mã HS, số lượng và trị giá hàng hóa
– Nước nhập khẩu: Ấn Độ
– Số vận đơn:
– Thông tin tờ khai xuất khẩu: số tờ khai và các thông tin khác

Có một lưu ý là trị giá hàng hóa nếu không được tính bằng ngoại tệ khác USD, bắt buộc phải được quy đổi sang USD.

2. Tờ khai xuất khẩu (đã thông quan)

Bên cạnh đơn xin cấp C/O in ra từ hệ thống, doanh nghiệp cần in tờ khai đã thông quan và kẹp vào cùng hồ sơ.

3. Invoice (hóa đơn thương mại)

Đối với Invoice cho hàng hóa xuất khẩu, cần phải có các thông tin sau:

– Người mua (Buyer/Importer)
– Người bán (Seller/Exporter)
– Số Invoice và ngày Ngày Invoice
– Phương thức thanh toán (Terms of Payment)
– Thông tin về hàng hóa: tên hàng, Số lượng, Giá cả và tổng số tiền

4. Packing List (phiếu đóng gói)

Packing list, hay còn gọi là phiếu đóng gói, là loại chứng từ bắt buộc cả khi làm hải quan và xin C/O form D. Nội dung của packing list hầu hết đều giống với invoice. Nhưng các thông tin về giá cả, số tiền sẽ được thay bằng khối lượng, kích thước và quy cách đóng gói.

5. Bill Of Lading (vận tải đơn)

Vận tải đơin (B/L) là chứng từ quan trọng khi xin cấp C/O. Đây là chứng từ thể hiện rõ rất chặng đường vận chuyển của hàng hóa. Cơ quan cấp C/O sẽ dạ trên thông tin trên vận đơn để xác định hàng hóa có đi từ Việt Nam sang Ấn Độ hay không? Ngày tàu chạy là ngày nào? Từ đó có thể xác định doanh nghiệp có gian lận thương mại hay không.

6. Bảng kê Nguyên phụ liệu

Bảng kê nguyên phụ liệu là chứng từ thể hiện nguyên liệu cấu thành lên sản phẩm xuất khẩu là những gì, được mua từ nguồn gốc ở đâu. Đây cũng là cơ sơ quan trọng để cơ quan cấp C/O xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

7. Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu

Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu thể hiện số lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa, trong những điều kiện tổ chức và kĩ thuật nhất định của sản xuất.

Bộ Công thương có đưa ra mẫu xây dựng định mức. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

8. Quy trình sản xuất

Trong bộ hồ sơ xin cấp C/O form D đi Ấn Độ, doanh nghiệp cần giải trình quy trình sản xuất: in hồ sơ, sau đó ký và đóng dấu mộc tròn công ty.

9. Hóa đơn đầu vào hoặc tờ khai nhập khẩu nguyên liệu

Cuối cùng, để chứng minh hàng hóa có nguồn gốc Việt Nam, doanh nghiệp phải cung cấp được hóa đơn mua nguyên liệu trong nước. Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài cần phải có tờ khai nhập khẩu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *