C/O-Giấy chứng nhận xuất xứ: khái niệm và đặc điểm

C/O-Giấy chứng nhận xuất xứ: khái niệm và đặc điểm

Trong hoạt động xuất nhập khẩu ngày nay, C/O đang là một trong những chứng từ quan trọng và cần thiết cho hầu hết lô hàng. C/O-Giấy chứng nhận xuất xứ, không chỉ giúp chủ hàng chứng minh được xuất xứ hàng hóa, tăng độ tin cậy cho khách hàng, mà còn giúp giảm tối đa thuế nhập khẩu tại những quốc gia mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại (FTA). Vậy C/O là gì? Và những đặc điểm, quy trình xin cấp C/O tại Việt Nam như nào? Có rất nhiều doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chưa hiểu rõ về loại chứng từ này. Bài phân tích dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp mọi câu hỏi về C/O chi tiết và tường tận nhất.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm C/O là gì? Các đặc điểm của C/O

C/O là viết tắt của Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ. Đây là tài liệu được dùng phổ biến trong thương mại quốc tế, với mục đích là chứng minh hàng hóa được sản xuất/có xuất xứ từ một quốc gia nào đó. Thông thường, C/O sẽ được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. C/O ngày nay còn được coi là Chứng nhận nhập khẩu ưu đãi theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc đa phương. Theo đó, một lô hàng nhập khẩu có xuất xứ đáp ứng nguyên tắc xuất xứ của FTA (được thể hiện bằng C/O) sẽ được giảm/miễn thuế nhập khẩu.

Để được hưởng những ưu đãi thuế quan đó, doanh nghiệp phải xác định được đúng loại C/O cần xin, tiêu chuẩn cần đáp ứng,… Tại Việt Nam, ngoài C/O thông thường, có rất nhiều loại C/O khác nhau với đặc điểm và quy trình xin cấp khác nhau.

Có những loại C/O nào?

Hiện nay, Việt Nam có những mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) phổ biến như sau:

(1) C/O form A: Mẫu C/O ưu đãi theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP – Generalized System of Preferences) của WTO

(2) CO form B: Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam

(3) C/O form D: theo FTA đa phương các nước trong ASEAN – AEC

(4) C/O form AI: theo FTA giữa ASEAN – Ấn Độ (AIFTA)

(5) C/O form AK: theo FTA giữa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)

(6) C/O form AHK: theo FTA giữa ASEAN – Hồng Kông, TQ (AHKFTA)

(7) C/O form AJ: theo FTA giữa ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)

(8) C/O form E: theo FTA giữa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

(9) C/O form AANZ: theo FTA giữa ASEAN – Úc/New Zealand (AANZFTA)

(10) C/O form CPTPP: theo FTA đa phương CPTPP

(11) C/O form RCEP: theo FTA đa phương RCEP

(12) C/O form VC: theo FTA giữa Việt Nam – Chile (VCFTA)

(13) C/O form EUR.1: theo FTA giữa Việt Nam – EU (EVFTA)và Việt Nam – UK (UKVFTA)

(14) C/O form VK: theo FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)

(15) C/O form EAV: theo FTA giữa Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA)

(16) C/O form VJ: theo FTA giữa Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

(17) C/O form S: giữa Việt Nam-Lào-Campuchia

Ngoài ra, còn có một số C/O dành riêng cho mặt hàng: C/O form T áp dung cho hàng textile; C/O form ICO áp dụng cho hàng cafe;…

Cơ quan cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam

Tại Việt Nam, có 2 cơ quan cấp C/O là Bộ Công thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Mỗi cơ quan sẽ cấp loại C/O khác nhau:

– Bộ Công thương xuất các mẫu C/O sau: C/O form D; C/O form AI; C/O form AK; C/O form AHK; C/O form AJ; C/O form E; C/O form AANZ; C/O form CPTPP; C/O form RCEP; C/O form VC; C/O form EUR.1; C/O form VK; C/O form EAEU; C/O form VJ

– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành các C/O sau: C/O form A, C/O form B, C/O form T, form ICO,…

Quy trình xin cấp CO
Quy trình xin cấp CO

Quy trình và thời gian xin cấp C/O

1. Hồ sơ xin cấp C/O gồm những gì?

– Đơn đề nghị cấp C/O: tải về sau khi đăng ký online

– Các bản C/O đã được khai đầy đủ thông tin

– Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Vận đơn (Bill of Lading). Nếu hàng hóa được vận chuyển bằng hàng không, cung cấp Airway bill

– Chứng từ chứng minh xuất xứ. Tùy vào tiêu chí xuất xứ, doanh nghiệp cần chuẩn bị đúng loại chứng từ: Bảng tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực đối với tiêu chí RVC; hoặc Bảng kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra đối với tiêu chí “CC”, “CTH”, “CTSH”. Hoặc chứng từ chứng minh xuất xứ thuần túy “WO”.

– Chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu: hóa đơn đầu vào hoặc tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu nguyên liệu)

– Bảng diễn dải quy trình sản xuất chi tiết

2. Quy trình xin cấp C/O

Bước 1: doanh nghiệp đăng ký các thông tin doanh nghiệp sau đó đính kèm và gửi hồ sơ xin cấp C/O. Tất cả được làm online trên website https://ecosys.gov.vn/ của Bộ Công thương và http://comis.covcci.com.vn/ của VCCI

Bước 2: hệ thống tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xét duyệt đơn xin cấp C/O của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ, số và C/O sẽ được cấp theo đúng quy định. Trường hợp phải bổ sung và chỉnh sửa, hệ thống sẽ phản hồi để doanh nghiệp thực hiện. Tại bước này, có thể sẽ phải tiến hành kiểm tra nhà máy và năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu.

Bước 3: Sau khi C/O được duyệt, cán bộ sẽ ký đóng dấu vào form xin cấp C/O. Doanh nghiệp đến nhận C/O

Thời gian xin cấp C/O thường là 1 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ và đúng quy định.

Đại lý XNK nhận làm C/O và các thủ tục chuyên ngành

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận, hậu cần xuất nhập khẩu, chúng tôi cung cấp dịch vụ xin cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu. Đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được tư vấn, hỗ trợ đầy đủ quy trình và thủ tục giấy tờ nhanh chóng. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp các dịch vụ về hải quan, xử lý các thủ tục chuyên ngành (kiểm dịch thực/động vật, xin giấy phép, hợp quy,…). Đại lý XNK đảm bảo hàng hóa được xuất khẩu an toàn và nhanh chóng nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *